CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Khoa Công nghệ thực phẩm đến nay đã gặt hái được rất nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó có một số công trình nguyên cứu đã được chuyển giao có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất:
Về công nghệ sau thu hoạch
- Hình thành các chế phẩm (KIVIKA, KIVIVA) điều khiển quá trình chín của quả (Vải, dứa, cam…), cũng như chất lượng và khả năng bảo quản của quả
- Ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất, rải vụ thu hoạch, bao gói, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ quả vải chất lượng cao sản xuất theo qui trình VietGAP tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Hình thành các chế phẩm kéo dài tuổi thọ của hoa cắt
- Kỹ thuật xử lí sau thu hoạch cho quả hồng
- Thu nhận các chế phẩm có hoạt tính sinh học (các hợp chất chống oxy hóa) được thu nhận từ nguồn thực vật có sẵn trong thiên nhiên (chè xanh,
sim, táo mèo…) để ứng dụng trong bảo quản và chế biến.
Về công nghệ chế biến
- Hình thành các sản phẩm đồ uống chức năng (có hoặc không có lên men)
- Phát triển các loại đồ hộp rau, quả
- Phát triển các sản phẩm trà chức năng
- Hình thành các sản phẩm bánh có bổ sung nguyên liệu địa phương thay thế
- Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ sữa
Về công nghệ sinh học thực phẩm và cảm biến sinh học
- Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật, xây dựng qui trình nuôi cấy vi sinh vật để thu nhận một số enzyme có giá trị cao như a-amylase chịu nhiệt,
FTS-ase, chitosanase
- Sử dụng cảm biến sinh học và qPCR trong xác định độc tố thực phẩm