ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mục tiêu:
Xây dựng Khoa Công nghệ Thực phẩm thành trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu về công nghệ sau thu hoạch, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học thực phẩm, các hợp chất thiên nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng. Khoa đủ năng lực tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Học viện, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các Bộ ngành khác.
Bao gồm 5 hướng nghiên cứu chính:
1. Lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch
Định hướng chung: Nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp công nghệ, thiết bị đồng bộ cho sơ chế và bảo quản các sản phẩm nông sản chủ lực nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản phẩm.
Nhiệm vụ cụ thể:
* Nghiên cứu trước và cận thu hoạch
* Nghiên cứu sau thu hoạch
- Nghiên cứu áp dụng GAP cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất điều hóa sinh trưởng giúp điều khiển quá trình chín và kéo dài vụ thu hoạch của nông sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng bảo quản lạnh kết hợp với khí quyển điều chỉnh, khí quyển kiểm soát.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bao gói, bao bì thích hợp cho nông sản thực phẩm.
- Nghiên cứu quản lý côn trùng và bệnh hại nông sản phẩm.
- Nghiên cứu các phương pháp để kiểm soát (làm nhanh/chậm) quá trình chín của quả sau thu hoạch.
- Cải tiến công nghệ và thiết bị đã có. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến trong sơ chế, bảo quản rau, củ, quả.
- Cải tiến công nghệ và thiết bị đã có. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến trong sơ chế, bảo quản bảo quản nông sản dạng hạt và chè.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch đối với mặt hàng thủy sản và sản phẩm từ động vật.
2. Lĩnh vực dinh dưỡng và công nghệ chế biến thực phẩm
Định hướng chung: Nghiên cứu công nghệ chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, đồng thời hướng đến những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, tiện lợi trong sử dụng.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu công nghệ và thiết bị nhằm đa dạng hóa sản phẩmđáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Phát triển các thực phẩm chức năng theo hướng giá trị hóa các nguồn nguyên liệu và các phụ phẩm nông nghiệp chưa được khai thác một cách hiệu quả
- Nghiên cứu phương pháp sơ chế/chế biến nhằm đạt được tối ưu chất lượng dinh dưỡng và cảm quan của thực phẩm.
- Nghiên cứu công nghiệp hóa các sản phẩm truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Lĩnh vực công nghệ sinh học thực phẩm
Định hướng chung: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo quản, chế biến sản phẩm thực vật, động vật, thuỷ sản,
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lên men để sản xuất các vi sinh vật có đặc tính probiotic ứng dụng trong thực phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzyme để sản xuất prebiotic, ứng dụng trong thực phẩm.
- Nghiên cứu chọn, tạo các các chủng vi sinh vật tái tổ hợp an toàn trong thực phẩm có khả năng sinh tổng hợp cao enzyme và chất có hoạt tính sinh học (bacteriocine...), ứng dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tạo nguồn thức ăn mới, thức ăn bổ sung cho vật nuôi
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản thành sản phẩm có giá trị (thực phẩm chức năng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, chế phẩm sinh học, chất đốt) cải thiện môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để phát hiện nhanh, chính xác các vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.
4. Lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên
Định hướng chung: Nghiên cứu khai thác các hợp chất có hoạt tính sinh học cao có nguồn gốc tự nhiên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và y học.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu, chiết xuất các hợp chất thiên nhiên từ thực vật nhằm tạo ra các sản phẩm có tiềm năng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm vày học.
- Nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất sinh học từ thủy sinh phục vụ phòng và trị bệnh trên thủy sản nuôi trồng
- Nghiên cứu, chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ sinh vật biển phục vụ làm thuốc phòng và chữa bệnh
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong tách chiết và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên nhằm mục đích tăng cường giá trị sinh học.
5. Lĩnh vực an toàn thực phẩm
Định hướng chung:Tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia, và xây dựng các phướng pháp phát hiện nhanh, chính xác các tồn dư hóa chất, độc tố, vi sinh vật nhiễm trong thực phẩm.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP)
- Phát triển và áp dụng các phương pháp phát hiện nhanh các tác nhân nguy hiểm (tồn dư hoá chất, kháng sinh, độc tố nấm, vi sinh vật…) trong thực phẩm.
- Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm thiên nhiên, an toàn thay thế cho các chất phụ gia, bảo quản tổng hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.