BỘ MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Department of Food safety and Quality management)
1. Giới thiệu chung:
Bộ môn Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm là một trong năm bộ môn thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, được thành lập theo quyết định số 1455 QĐ-HVN, ký ngày 26/5/2015 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bộ môn được thành lập nhằm giúp cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Khoa được định hướng một cách rõ nét trong lĩnh vực Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đúng ngành nghề cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Đội ngũ cán bộ:
3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn:
Chức năng:
- Giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học các học phần có liên quan đến vi sinh vật, an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng;
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trên;
- Hỗ trợ Khoa trong việc quản lý và vận hành chuyên ngành Quản lý chất lượng.
Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số học phần trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Khoa;
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được Học viện và Khoa phân công;
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và của Khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện;
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;
- Chủ trì việc đào tạo đại học cho chuyên ngành Quản lý chất lượng thực phẩm; tham gia đào tạo một số học phần sau đại học cho các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, nông học, công nghệ sinh học;
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn.
4. Môn học giảng dạy:
Học kỳ
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số TC
|
Giảng viên phụ trách
|
Bậc đại học
|
|
CP02008
|
Vi sinh vật đại cương
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
|
|
CP03007
|
Vi sinh vật thực phẩm
|
2
|
ThS. Lê Minh Nguyệt
TS. Lê Thiên Kim
|
|
CP02007
|
An toàn thực phẩm
|
2
|
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
|
CP03001
|
Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng
|
2
|
TS. Phan Thị Phương Thảo
ThS. Hoàng Viết Giang
|
CP03034
|
Độc tố thực phẩm
|
2
|
ThS. Lê Minh Nguyệt
|
CP03051
|
Kỹ thuật thanh tra an toàn thực phẩm
|
2
|
ThS. Hoàng Viết Giang
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
|
|
CP03025
|
Đồ án chuyên ngành QLCL và ATTP
|
1
|
TS. Phan Thị Phương Thảo
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
|
CP02012
|
Phân tích rủi ro
|
2
|
TS. Phan Thị Phương Thảo
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
CP03023
|
Luật thực phẩm
|
2
|
TS. Phan Thị Phương Thảo
ThS. Hoàng Viết Giang
|
CP03031
|
Xử lý nước thải thực phẩm
|
2
|
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
CP03035
|
Công nghệ lên men thực phẩm
|
2
|
TS. Lê Thiên Kim
|
|
CP03066
|
Bệnh học thực phẩm
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
CP03071
|
Kiểm soát ngộ độc thực phẩm
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
|
CP03002
|
Thực phẩm truyền thống
|
2
|
ThS. Lê Minh Nguyệt
|
|
CP03006
|
Đánh giá cảm quan thực phẩm
|
2
|
TS. Vũ Quỳnh Hương
|
|
CP03021
|
Công nghệ chế biến thịt
|
2
|
TS. Vũ Quỳnh Hương
|
|
CP03058
|
Công nghệ chế biến sữa
|
2
|
TS. Vũ Quỳnh Hương
|
|
CP02022
|
Nhập môn về khoa học và công nghệ thực phẩm
|
2
|
TS. Vũ Quỳnh Hương
|
Bậc sau đại học
|
|
CP06013
|
Phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
|
CP07016
|
An toàn thực phẩm nâng cao
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
|
SH07016
|
Vi sinh vật thực phẩm nâng cao
|
2
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
|
CP07035
|
Ngành hàng thực phẩm
|
3
|
TS. Vũ Quỳnh Hương
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
|
5. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Các hướng nghiên cứu chính
- Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có hoạt tính lên men cao, an toàn và ổn định ứng dụng cho các sản phẩm lên men truyền thống;
- Ứng dụng vi sinh vật trong lên men thực phẩm
- Kiểm soát vi sinh vật gây hư hỏng, gây bệnh thông qua thực phẩm
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở chế biến thực phẩm
Định hướng phát triển:
- Nghiên cứu chế tạo các loại que thử (quickstick) phát hiện nhanh một số chất cấm và chất tồn dư hóa học trong thực phẩm;
- Nghiên cứu chế tạo các kit định lượng để phát hiện nhanh và chính xác các vi sinh vật gây bệnh và gây ngộ độc thực phẩm;
- Kết hợp với Tổng cục tiêu chuẩn Việt Nam và các cơ quan Bộ, ngành có liên quan xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định cho các sản phẩm chủ lực và có xu thế cạnh tranh cao.
- Triển khai các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng tại địa phương và Học viện;
- Tư vấn và chuyển giao các kết quả nghiên cứu đạt được với cơ sở sản xuất.
6. Biên soạn giáo trình – bài giảng – tài liệu tham khảo
- Bệnh do truyền lây và ô nhiễm qua thực phẩm học thực phẩm (2017)
- Vi sinh vật thực phẩm (2020)
- Công nghệ lên men thực phẩm (2020)
- An toàn thực phẩm (2020)
- Kỹ thuật thanh tra an toàn thực phẩm (2020)