BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
(Department of Food Processing Technology)
1. Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ chế biến thực phẩm là một trong 5 Bộ môn trực thuộc Khoa được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp I số 1014/QĐ-TCCB, ngày 20/11/2001. Việc thành lập Bộ môn nhằm phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được định hướng một các rõ nét trong lĩnh vực Công nghệ chế biến, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Đội ngũ cán bộ
3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn
Bộ môn có các chức năng chính:
· Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học vững mạnh, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm nhận công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học và trên đại học cho ngành Công nghệ thực phẩm.
· Giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học các học phần có liên quan đến kiến thức nền tảng về công nghệ thực phẩm.
· Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trên;
· Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số học phần trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Khoa;
· Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được Học viện và Khoa phân công;
· Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
· Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và của Khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện, Khoa và Bộ môn;
· Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;
· Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn.
4. Môn học giảng dạy
Học kỳ
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số TC
|
Giảng viên phụ trách
|
Bậc đại học:
|
3
|
CP02001
|
Vật lý thực phẩm
|
2
|
PGS. TS. Trần Thị Định
ThS. Nguyễn Thị Quyên
|
4
|
CP02002
|
Kỹ thuật thực phẩm
|
4
|
TS. Trần Thị Thu Hằng
PGS. TS. Trần Thị Định
|
4
|
CP02015
|
Kỹ thuật thực phẩm 1
|
3
|
TS. Trần Thị Thu Hằng
PGS. TS. Trần Thị Định
|
4
|
CP02016
|
Kỹ thuật thực phẩm 2
|
2
|
PGS. TS. Trần Thị Định
TS. Trần Thị Thu Hằng
|
4
|
CP02017
|
Kỹ thuật thực phẩm 3
|
1
|
PGS. TS. Trần Thị Định
TS. Trần Thị Thu Hằng
|
5
|
CP02020
|
Thực tập kỹ thuật thực phẩm
|
1
|
TS. Trần Thị Thu Hằng
PGS. TS. Trần Thị Định
|
7
|
CP02021
|
Đồ án kỹ thuật thực phẩm
|
1
|
TS. Trần Thị Thu Hằng
TS. Nguyễn Đức Doan
|
5,7
|
CP03006
|
Đánh giá cảm quan thực phẩm
|
2
|
ThS. Vũ Quỳnh Hương
ThS. Phan Thị Phương Thảo
|
5
|
CP3008
|
Công nghệ chế biến nông sản
|
4
|
TS. Nguyễn Đức Doan
TS. Đinh Thị Hiền
PGS. TS. Trần Thị Lan Hương
|
6,8
|
CP03009
|
Công nghệ lạnh và lạnh đông
|
2
|
TS. Nguyễn Đức Doan
TS. Trần Thị Thu Hằng
|
6
|
CP03011
|
Công nghệ chế biến đậu đỗ
|
2
|
TS. Đinh Thị Hiền
ThS. Nguyễn Thị Quyên
|
7
|
CP03014
|
Tối ưu hóa trong công nghệ thực phẩm
|
2
|
ThS. Nguyễn Thị Quyên
PGS. TS. Trần Thị Định
|
6,7
|
CP03018
|
Công nghệ chế biến cà phê, cacao
|
2
|
ThS. Giang Trung Khoa
TS. Trần Thị Thu Hằng
|
7,8
|
CP03020
|
Công nghệ chế biến chè
|
2
|
ThS. Giang Trung Khoa
ThS. Nguyễn Thị Quyên
|
6,7
|
CP3025
|
Công nghệ sản xuất đồ uống có cồn
|
2
|
TS. Đinh Thị Hiền
PGS. TS. Trần Thị Định
|
6,7
|
CP03052
|
Phát triển sản phẩm
|
2
|
ThS. Giang Trung Khoa
ThS. Vũ Quỳnh Hương
|
5,6
|
CP03054
|
Công nghệ sản xuất bánh kẹo
|
2
|
ThS. Giang Trung Khoa
TS. Đinh Thị Hiền
|
5,6
|
CP03056
|
Công nghệ chế biến ngũ cốc
|
2
|
TS. Đinh Thị Hiền
TS. Nguyễn Đức Doan
|
6,8
|
CP03058
|
Công nghệ chế biến sữa
|
2
|
TS. Nguyễn Đức Doan
ThS. Vũ Quỳnh Hương
|
7
|
CP03069
|
Marketing thực phẩm
|
2
|
ThS. Giang Trung Khoa
ThS. Nguyễn Thị Quyên
|
2
|
CP02022
|
Nhập môn khoa học và công nghệ thực phẩm
|
2
|
ThS. Vũ Quỳnh Hương
ThS. Nguyễn Thị Quyên
|
|
|
|
|
|
Bậc sau đại học:
|
2,3
|
CP07018
|
Công nghệ chế biến ngũ cốc và đậu đỗ
|
3
|
TS. Đinh Thị Hiền
|
2,3
|
CP07025
|
Công nghệ bảo quản lạnh
|
2
|
PGS. TS. Trần Thị Định
TS. Trần Thị Thu Hằng
|
2,3
|
CP07026
|
Kỹ thuật sấy nông sản
|
2
|
PGS. TS. Trần Thị Định
|
2,3
|
CP07030
|
An toàn hóa học và sinh học thực phẩm nâng cao
|
3
|
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
PGS. TS. Trần Thị Định
|
2,3
|
CP07034
|
Công nghệ chế biến thực phẩm nâng cao
|
2
|
TS. Trần Thị Lan Hương
|
2,3
|
CP07041
|
Công nghệ đồ uống
|
2
|
TS. Đinh Thị Hiền
|
2,3
|
CP07042
|
Chế biến nhiệt thực phẩm
|
2
|
PGS. TS. Trần Thị Định
|
2
|
CP07035
|
Ngành hàng thực phẩm (Sữa)
|
3 (1)
|
TS. Nguyễn Đức Doan
|
3
|
CP07021
|
Công nghệ bảo quản CB SP chăn nuôi
|
2
|
TS. Nguyễn Đức Doan
|
5. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Các hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao;
- Nghiên cứu thu nhận các chất phụ gia thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên;
- Nghiên cứu phát triển thực phẩm chức năng;
- Công nghệ đồ uống giàu dinh dưỡng;
- Phân tích rủi ro và Hệ thống quản lý chất lượng rau quả tươi;
- Hệ thống thực phẩm và chuỗi giá trị thực phẩm;
- Tư vấn và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp sản xuất.
6. Biên soạn giáo trình – bài giảng – tài liệu tham khảo
Yoghurt in Health and Disease Prevention: Beta casomorphins in yoghurt
Quản lý chất lượng quả vải và nhãn sau thu hoạch
Những nguyên nhân cơ bản gây nhiễm độc nông sản thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh
Sổ tay thực hành tốt cho nhãn
Sổ tay thực hành tốt cho vải
Trong thời gian tới Bộ môn sẽ xuất bản những tài liệu sau:
Giáo trình chế biến nông sản
Giáo trình học phần Phát triển sản phẩm
Giáo trình học phần Công nghệ chế biến ngũ cốc
Giáo trình học phần Công nghệ chế biến đậu đỗ