BỘ MÔN HÓA SINH – CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM
1. Giới thiệu chung:
Bộ môn Hóa sinh – Công nghệ sinh học thực phẩm có tiền thân là Tổ hóa sinh trong Bộ môn Sinh lý – Hóa sinh thực vật thuộc khoa Nông học, được thành lập từ những năm đầu thành lập Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bộ môn đã đổi tên thành Hoá sinh - Bảo quản chế biến sau đó thành bộ môn Hoá sinh - Dinh dưỡng thuộc khoa Công nghệ thực phẩm (quyết định số 1015/QÐ-TCCB ngày 20/11/2001) và bộ môn Hoá sinh - Công nghệ sinh học thực phẩm (quyết định số 822/QĐ-TCCB ngày 20/11/2001).
Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ:
- GS. TSKH Lê Doãn Diên: đến năm 1978
- GS.TS Nguyễn Quang Thạch: 1978 – 1984
- PGS.TS Nguyễn Đặng Hùng: 1985 – 1998
- PGS.TS Vũ Thị Thư: 1998 – 2001
- ThS Vũ Kim Bảng: 2001 – 2006
- TS Nguyễn Hoàng Anh: 2006 – 2008
- PGS.TS Ngô Xuân Mạnh: 2008 – 2014.
- TS. Lại Thị Ngọc Hà: 2014 đến nay
2. Đội ngũ cán bộ hiện nay:
Hiện nay Bộ môn có 7 Cán bộ giảng dạy và 1 Kỹ thuật viên
3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn:
Chức năng chính:
- Giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học các học phần có liên quan đến Hóa sinh, Hóa học thực phẩm, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ enzyme và protein, Kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch trong phân tích thực phẩm, Hóa sinh và công nghệ sinh học nâng cao, Phân tích các chất gây ô nhiễm thực phẩm;
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trên;
- Hỗ trợ Khoa trong việc quản lý và vận hành các ngành đào tạo: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.
Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số học phần trong chương trình theo kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Khoa;
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến ngành đào tạo và môn học được Khoa và Học viện phân công giảng dạy;
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và của Khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện;
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;
- Thực hiện giảng dạy các học phần cho bậc đại học và cao học bao gồm:
+ Giảng dạy môn học Hóa sinh đại cương cho các ngành: Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Chọn giống cây trồng, Công nghệ sinh học, Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.
+ Giảng dạy môn học Hóa học thực phẩm cho sinh viên các ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, Cơ khí bảo quản.
+ Giảng dạy môn học Hóa sinh thực phẩm cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm.
+ Giảng dạy môn học Công nghệ sinh học thực phẩm cho ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học.
+ Giảng dạy môn học Công nghệ enzyme và protein cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm.
+ Giảng dạy môn học Kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch trong phân tích thực phẩm cho sinh viên chuyên ngành Quản lý chất lượng, ngành Công nghệ thực phẩm.
- Giảng dạy môn học Hóa sinh và công nghệ sinh học nâng cao, Phân tích các chất gây ô nhiễm thực phẩm, Hóa học thực phẩm và phân tích cho học viên cao học các ngành Công nghệ thực phẩm.
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.
- Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho sinh viên và học viên cao học ngành Công nghệ thực phẩm, ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.
4 Môn học giảng dạy:
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số TC
|
Giảng viên phụ trách
|
Bậc đại học:
|
|
CP02005
|
Hoá sinh đại cương
|
2
|
TS. Lại Thị Ngọc Hà
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Hoàng Hải Hà
|
|
CP2004
|
Hoá học thực phẩm
|
3
|
TS. Lại Thị Ngọc Hà
ThS. Trần Thị Hoài
TS. Vũ Thị Huyền
|
|
CP02014
|
Hoá sinh thực phẩm
|
2
|
TS. Lại Thị Ngọc Hà
ThS. Hoàng Lan Phượng
|
CP03004
|
Công nghệ sinh học thực phẩm
|
2
|
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Hoàng Hải Hà
|
CP3029
|
Công nghệ enzyme
|
2
|
TS. Hoàng Hải Hà
|
|
CP03068
|
Kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch trong phân tích thực phẩm
|
|
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
|
Bậc sau đại học:
|
|
HSC7001
|
Hóa sinh và Công nghệ sinh học thực phẩm nâng cao
|
2
|
TS. Lại Thị Ngọc Hà
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
|
|
HSC7003
|
Phân tích chất gây ô nhiễm thực phẩm
|
2
|
TS. Vũ Thị Huyền
TS. Hoàng Hải Hà
|
|
HSC7002
|
Hóa học thực phẩm và phân tích
|
3
|
TS. Lại Thị Ngọc Hà
|
5. Hoạt động nghiên cứu khoa học
5.1. Hướng nghiên cứu chính
* Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
+ Đánh giá sự đa dạng của vi sinh vật bằng các phương pháp công nghệ sinh học tiên tiến: (GTG)5-PCR fingerprinting, MALDI-TOF mass spectrometry, multilocus sequencing analysis (phân tích trình tự của các gen pheS, rpoA …. ) và trình tự gen 16S rRNA, DNA- DNA hybridization, phương pháp không phụ thuộc vào nuôi cấy DGGE (denature gradient gel electrophoresis).
+ Nghiên cứu ứng dụng các chủng vi sinh vật trong sản xuất các thực phẩm lên men truyền thống (tạo giống khởi động)
+ Sản xuất các chế phẩm vi sinh vật như probiotic ứng dụng trong thực phẩm và trong chăn nuôi
+ Ứng dụng các chủng vi sinh vật trong xử lý môi trường.
+ Phân lập, tuyển chọn, định danh các chủng vi sinh vật an toàn trong thực phẩm (vi khuẩn Lactic, Bacillus, nấm men, nấm mốc), ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thực phẩm nhằm cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Nghiên cứu sản xuất enzyme từ nguồn vi sinh vật tự nhiên và tái tổ hợp an toàn, ứng dụng trong sản xuất thực phẩm
+ Phân lập các chủng vi khuẩn an toàn trong thực phẩm có khả năng sinh peptide kháng khuẩn, sản xuất chế phẩm vi sinh vật/ peptide để ứng dụng trong bảo quản thực phẩm
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega 6, 7, 9 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamin trong nước mắm truyền thống
* Nghiên cứu, khai thác, ứng dụng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học trong sản xuất thực phẩm tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
+ Xác định cấu trúc, hoạt tính sinh học (kháng oxi hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng tiểu đường, kháng ung thư,…) của các hoạt chất tự nhiên trong các nguồn thực vật và phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
+ Khai thác và ứng dụng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học trong bảo quản, chế biến thực phẩm và các sản phẩm tăng cường sức khỏe.
+ Nghiên cứu các chất prebiotics (arabinoxylan, pentosans) có nguồn gốc thực vật.
+ Biến đổi sinh học các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học.
+ Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cảm ứng sự tổng hợp các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học.
* Xây dựng các phương pháp phân tích thuốc trừ sâu, amin sinh học trong nông sản và thực phẩm.
* Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm truyền thống quy mô công nghiệp.
+ Các sản phẩm từ gạo
+ Thực phẩm chay