Báo cáo do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố đã xem xét vấn đề an toàn thực phẩm của sản phẩm ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình. Nghiên cứu, tập trung vào các chuỗi giá trị rau quả trong nước và bao gồm phân tích các mẫu tại hiện trường trong phòng thí nghiệm.

Dữ liệu được thu thập từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2021 bao gồm: đánh giá tài liệu đã xuất bản; phỏng vấn nông dân, nhà cung cấp và những người cung cấp thông tin chính; và lấy mẫu rau, quả tại một số điểm trong chuỗi giá trị.

Hầu hết người tiêu dùng mua rau, quả tươi sống từ các chợ truyền thống đều không biết nơi sản xuất, sản phẩm không có nhãn mác an toàn và không được chứng nhận hoặc truy xuất nguồn gốc trang trại. Kho bảo quản lạnh tại các chợ có thể giảm thất thoát sau thu hoạch và nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật.

Chính phủ Việt Nam đã quy định vùng sản xuất rau an toàn. Nông dân ở những khu vực này đã được khuyến khích thành lập hợp tác xã sản xuất. Chính phủ mỗi năm một lần kiểm tra chất lượng đất và nước và dư lượng thuốc trừ sâu trong rau. Chăn nuôi không được phép để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị mở rộng ý tưởng này sang các vùng khác của đất nước để thúc đẩy an toàn rau quả.

leftcenterrightdel
 

Phát hiện mầm bệnh từ thực phẩm

Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy 91% trong số 32 người được hỏi lo ngại về ô nhiễm thực phẩm do sử dụng thuốc trừ sâu. Các cuộc phỏng vấn cũng xác nhận vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu ở các trang trại.

Người tiêu dùng ít quan tâm đến mầm bệnh từ thực phẩm, một phần vì họ thiếu kiến thức và nhận thức, họ nghĩ rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng cách rửa, gọt vỏ và nấu chín đúng cách.

Cải bẹ xanh, dưa chuột và thanh long được đánh giá về thuốc trừ sâu, mầm bệnh từ thực phẩm, kim loại nặng và nitrat. Tổng cộng có 156 mẫu được xét nghiệm về ô nhiễm vi sinh vật, 60 mẫu được phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, 136 mẫu để tìm kim loại nặng và 116 mẫu để phân tích nitrat.

-  Vi khuẩn Salmonella đã được phát hiện ở 01 trong 32 mẫu cải bẹ xanh được thu thập từ ruộng của nông dân và ở 01 trong 15 mẫu từ các chợ đầu mối.

-  Mười mẫu cải bẹ xanh từ ruộng của nông dân và chợ đầu mối có lượng E. coli vượt quá mức tối đa cho phép, 09 trong số 11 mẫu từ chợ bán lẻ cũng vậy.

-  Các cuộc phỏng vấn với những người từ các hợp tác xã sản xuất và các nhà bán lẻ cho thấy không ai trong số họ hiểu rõ về rủi ro từ mầm bệnh từ thực phẩm.

Tập trung vào các nhà quản lý và quy định

Lạm dụng thuốc trừ sâu là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm ở Việt Nam. Báo cáo cho biết nông dân cần được khen thưởng vì sản phẩm an toàn trong khi phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy định hiện hành.

Việt Nam có Ủy ban An toàn thực phẩm quốc gia nhưng không có cơ quan an toàn thực phẩm trung ương. Trách nhiệm được phân chia giữa Bộ nông nghiệp, Bộ công thương và và Bộ y tế, điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và nhầm lẫn trong việc ban hành các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm.

Khoảng 2/3 số người tham gia khảo sát đánh giá năng lực quản lý an toàn thực phẩm của khu vực công còn hạn chế. Hơn một nửa cho rằng cần phải cơ cấu lại một số Luật và quy định vì khung pháp lý quá lớn và phức tạp, gây khó khăn cho việc thực thi.

Phát hiện cho thấy yêu cầu tăng cường cho các cơ quan an toàn thực phẩm về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tốt hơn và ngân sách cao hơn.

Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tập trung vào việc kiểm tra và kiểm soát các sản phẩm cuối cùng, nhưng không quan tâm nhiều đến việc ngăn chặn ô nhiễm trong quá trình sản xuất và tiếp thị. Cách tiếp cận này nên được hiện đại hóa.

Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải thử nghiệm có hệ thống hơn đối với các chất gây ô nhiễm và công khai kết quả. “Cũng cần phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, cả ở cấp quốc gia và địa phương. Quản lý an toàn thực phẩm cần được định hướng dựa trên sự hiểu biết rõ ràng và tập trung vào các yếu tố rủi ro, sử dụng dữ liệu một cách có hệ thống, chia sẻ trách nhiệm giữa các bên tham gia khu vực tư nhân và khu vực công, và các biện pháp phòng ngừa được thực hiện dọc theo chuỗi giá trị.”

Tham khảo:  News Desk ngày 28 tháng 2 năm 2023

Nguồn: https://www.foodsafetynews.com/?s=vietnam

Nguyễn Thị Thanh Thủy – Bộ môn QLCL-ATTP sưu tầm và biên dịch