Các nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng chống chịu của Listeria đối với chất khử trùng
Cập nhật lúc 07:19, Thứ năm, 04/03/2021 (GMT+7)
Dự án có tiêu đề “Khả năng, thời gian và các yếu tố dự báo phân tử về khả năng chống chịu chất diệt khuẩn ở vi khuẩn Listeria monocytogenes”, nhằm kiểm tra khả năng kháng chlorine và các hợp chất amoni bậc bốn. Nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ và thời gian tiếp xúc chất khử trùng khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến mức độ chịu đựng của các chủng Listeria được chọn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia đang đánh giá nguy cơ vi khuẩn Listeria monocytogenes phát triển khả năng chống chịu với chất khử trùng, tập trung chủ yếu ở các nhà máy sản xuất thực phẩm tươi sống.
Dự án có tiêu đề “Khả năng, thời gian và các yếu tố dự báo phân tử về khả năng chống chịu chất diệt khuẩn ở vi khuẩn Listeria monocytogenes”, nhằm kiểm tra khả năng kháng chlorine và các hợp chất amoni bậc bốn. Nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ và thời gian tiếp xúc chất khử trùng khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến mức độ chịu đựng của các chủng Listeria được chọn. Vi khuẩn Listeria monocytogenes thường là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Tiến sĩ Xiangyu Deng, Đại học Georgia, hy vọng dự án nghiên cứu của ông sẽ giúp ngành công nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn về nhu cầu xoay vòng hóa chất để chống lại vi khuẩn Listeria. Ông hy vọng kết quả của họ sẽ xây dựng được một công cụ dựa trên di truyền học để đánh giá nguy cơ vi khuẩn Listeria phát triển khả năng kháng chất khử trùng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Cục kiểm dịch và An toàn Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng chất khử trùng luân phiên trong các cơ sở chế biến nông sản tươi sống để giảm thiểu khả năng mầm bệnh phát triển khả năng kháng hóa chất. Tuy nhiên, không có nhiều dữ liệu về việc liệu vi khuẩn Listeria monocytogenes có phát triển khả năng chống chịu với các chất tẩy rửa thường dùng hay không. Nhiều tranh luận vẫn tiếp tục về việc các cơ sở chế biến có nên luân phiên thay đổi các chất khử trùng hay không. Cho đến nay, Deng chưa nghe được bất cứ trường hợp nào mà mầm bệnh đã phát triển khả năng chống chịu với các chất tẩy rửa thường dùng trong cơ sở chế biến sản phẩm. Nếu mầm bệnh phát triển khả năng chịu đựng thông qua việc tiếp xúc với chất khử trùng, có rất ít dữ liệu tồn tại để dự đoán khả năng chịu đựng sẽ kéo dài bao lâu trước khi trở lại nhạy cảm, Deng giải thích.
Nghiên cứu đang xem xét hai cách Listeria có thể có được khả năng chịu đựng. Đầu tiên là sự đề kháng xảy ra khi vi sinh vật tiếp xúc với liều nhỏ của tác nhân kiểm soát. Những con sống sót thường hiển thị tăng khả năng chịu đựng đối với tác nhân, nhưng không có được về mặt di truyền,. Thứ hai liên quan đến khả năng chống chịu, xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với chất vệ sinh, tạo ra những thay đổi tiến hóa đối với bộ gen của Listeria.
Nhưng nếu các chất tẩy được luân chuyển và các sinh vật có khả năng chống chịu không còn tiếp xúc với hóa chất ban đầu, quần thể khó có thể duy trì khả năng chống chịu vô thời hạn. Deng hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp trả lời câu hỏi mất bao lâu để tính nhạy cảm quay trở lại.
Dự án này được tài trợ một phần bởi Trung tâm An toàn Sản phẩm (CPS). CPS là quan hệ đối tác hợp tác tận dụng kiến thức chuyên môn tổng hợp của ngành công nghiệp, chính phủ và cộng đồng khoa học và học thuật để tập trung vào việc cung cấp nghiên cứu cần thiết để không ngừng tăng cường an toàn thực phẩm.
Người dịch: Nguyễn Vĩnh Hoàng Bộ môn Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm
Nguồn: Trang tin tức An toàn thực phẩm Hoa Kỳ https://www.foodsafetynews.com/2021/01/researchers-examine-listeria-tolerance-to-sanitizers/