Với tốc độ phát triển dân số nhanh chóng trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng liên quan đến mặt hàng chế biến tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm được chế biến sạch, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng trong nước, Việt Nam còn là mảnh đất màu mỡ cho thị trường thực phẩm xuất khẩu như nông - thuỷ - hải sản. Và ngành Công nghệ thực phẩm chính là yếu tố giúp cho lĩnh vực này càng thêm phát triển. Mục tiêu năm 2030 là tăng giá trị xuất khẩu lên 65-70 tỷ USD và ngành chế biến thực phẩm được kỳ vọng thu hút đầu tư lớn

Ngành công nghiệp thực phẩm (CNTP) của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu.

leftcenterrightdel
 

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm là một lĩnh vực đa ngành, áp dụng các nguyên tắc khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói các sản phẩm liên quan đến thực phẩm. Các kỹ sư sẽ sử dụng kiến thức về hóa học, sinh học và vi sinh, cùng với tuân theo các tiêu chuẩn hay hay quy định nghiêm ngặt để phát triển thực phẩm không chỉ đảm bảo an toàn, chất lượng bổ dưỡng mà còn không kém phần hấp dẫn. Họ còn có nhiệm vụ đổi mới các sản phẩm hiện có dựa trên việc xem xét hương vị, kết cấu, giá trị dinh dưỡng và sở thích của người tiêu dùng. Các kỹ sư Công nghệ thực phẩm phải nghiên cứu các phương pháp để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm trong khi vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị tươi ngon của chúng.

Có thể nói, ngành Công nghệ thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đồng thời giải quyết các thách thức toàn cầu như an ninh lương thực hay tính bền vững.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), CNTP là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam tăng nhanh, đã hình thành một số doanh nghiệp tập đoàn lớn trong nước có uy tín, thương hiệu mạnh, được đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại như: Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà…

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều hãng thực phẩm và đồ uống nổi tiếng trên thế giới cũng đã đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam như: Cocacola, Pepsi, Heineken, Tiger, Carlsberg, Saporo, Orion, FrieslandCampina, Nestle…

Dự báo trong những năm tới, ngành CNTP vẫn chịu thách thức bởi sự chuyển đổi thị trường và xu hướng tiêu dùng mới, nên gia tăng giá trị sản phẩm là yêu cầu tất yếu... Để tạo điều kiện cho ngành CNTP phát triển bền vững, Chính phủ, Bộ Công Thương và các ngành liên quan đã và đang tiếp tục ban hành những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp, cụ thể CNTP Việt Nam cần phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị nâng cao giá trị sản phẩm.

leftcenterrightdel
 Nguồn: internet

Tại sao nên học Công nghệ thực phẩm?

- Công nghệ thực phẩm trang bị cho cá nhân kiến thức về biện pháp kiểm soát chất lượng và vệ sinh nghiêm ngặt để có thể luôn đảm bảo an toàn thực phẩm khi tiêu dùng.

- Hiểu biết về Công nghệ thực phẩm cho phép chúng ta giữ nguyên giá trị dinh dưỡng sẵn có trong thực phẩm, đảm bảo không chỉ bản thân mà những người tiêu dùng khác cũng nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống của họ.

- Công nghệ thực phẩm góp phần tạo ra hệ thống thực phẩm “bền vững” bằng cách giảm lãng phí thực phẩm, tạo ra các sản phẩm với giá cả phải chăng, đầy đủ dinh dưỡng, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thực hiện các giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường nhằm mang lại cuộc sống lành mạnh cho thế hệ tương lai.

 - Kiến thức về Công nghệ thực phẩm giúp bản thân có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt về chế độ ăn uống cho gia đình của mình và những người xung quanh, dẫn đến cải thiện không chỉ kết quả sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào xây dựng lối sống lành mạnh cho cộng đồng.

 - Với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm sạch, bổ dưỡng và tiện lợi, nghiên cứu Công nghệ thực phẩm mở ra con đường sự nghiệp đa dạng trong các ngành như sản xuất thực phẩm, nghiên cứu và phát triển và đảm bảo chất lượng.

Là đất nước nông nghiệp với nguồn nông sản phong phú đứng đầu trong khu vực, Việt Nam không chỉ sản xuất thực phẩm để người dân tiêu thụ trong nước mà còn sử dụng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Bằng cách học Công nghệ thực phẩm, bạn sẽ có được kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề quan trọng trong ngành thực phẩm, thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.

Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ thực phẩm và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức xét tuyển

HVN

HVN10

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Tuyển thẳng

Xét học bạ

Xét tuyển kết hợp

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939

Website: www.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn