Trong giai đoạn 2024 – 2030, ngành Công nghệ và Kinh doanh Thực phẩm sẽ là một trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nguồn nhân lực

Đây là một lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ thực phẩm và quản lý kinh doanh trong ngành thực phẩm. Các chuyên gia trong lĩnh vực này thường tập trung vào các vấn đề như phân tích thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm, và tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận hành công nghệ.

Mục tiêu của ngành học này là nhằm đào tạo cử nhân Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có kiến thức cơ sở và chuyên môn rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm; có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết; đủ năng lực để triển khai nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh thực phẩm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Cách tiếp cận hướng tới thực tế và trải nghiệm người học

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm tập trung nghiên cứu, phát triển ứng dụng vào quản lý, kinh doanh và sản xuất, chế biến, bảo quản, đảm bảo chất lượng và phân phối sản phẩm. Từ đó, việc kinh doanh thực phẩm sẽ trở lên hiệu quả và đem về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vì vậy sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành như: khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó, sinh viên được học được các kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm.

Số giờ thực hành, thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở và thực tập tốt nghiệp chiếm tới gần 50% tổng thời lượng học tập toàn chương trình, điều này giúp sinh viên tiếp cận nhanh hơn với thực tế ngay sau khi ra trường.

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm bao gồm: An toàn thực phẩm, Quản trị doanh nghiệp thực phẩm, Công nghệ chế biến ngũ cốc, Đánh giá cảm quan thực phẩm, Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng thực phẩm, Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Quản trị marketing thực phẩm, Luật thực phẩm, Quản trị kênh phân phối,...

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Hình ảnh sinh viên thực tập, tham quan tại doanh nghiệp

Cơ hội việc làm phong phú và đa dạng

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm có thể công tác tại các vị trí sau:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm: Thực phẩm là lĩnh vực đòi hỏi sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên tục để cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bạn có thể làm việc trong các công ty thực phẩm để thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới.

 - Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Bạn có thể làm việc trong các bộ phận kiểm tra chất lượng của các công ty thực phẩm, đảm bảo sản phẩm được sản xuất và đóng gói đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng của khách hàng.

 - Quản lý sản xuất và vận hành nhà máy sản xuất thực phẩm: Bạn có thể quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất trong các công ty sản xuất thực phẩm để đảm bảo sản xuất và cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

 - Tiếp thị và bán hàng: Bạn có thể tham gia vào các hoạt động tiếp thị và bán hàng của các công ty thực phẩm, giúp quảng bá sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu.

 - Đào tạo và giáo dục: Bạn có thể trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong các trường đại học hoặc tổ chức đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ và kinh doanh thực phẩm để giúp đào tạo và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên tiếp theo.

Những Tố Chất Phù Hợp Để Học Ngành Công Nghệ Và Kinh Doanh Thực Phẩm?

Để học ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, các bạn cần có những tố chất phù hợp để đảm bảo việc học tập và phát triển sự nghiệp sau này. Dưới đây là những tố chất cần thiết để học ngành này:

 - Đam mê và sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực thực phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi chọn học ngành này. Bạn cần có đam mê và sự quan tâm đặc biệt đến thực phẩm và những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người, chất lượng và an toàn thực phẩm.

 - Kiến thức học thuật vững vàng: Bạn cần có kiến thức học thuật vững vàng để có thể hiểu sâu về các quy trình sản xuất, chất lượng và an toàn thực phẩm.

 - Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Để có thể tìm ra giải pháp phù hợp cho những vấn đề liên quan đến chất lượng thực phẩm, bạn cần có tư duy phân tích và giải quyết vấn đề.

 - Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là yếu tố quan trọng để  có thể làm việc trong môi trường công nghiệp thực phẩm.

 - Tinh thần cầu tiến và sáng tạo: Bạn cần có tinh thần cầu tiến và sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới và cải tiến các quy trình sản xuất thực phẩm.

 - Kỹ năng quản lý thời gian: Ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đòi hỏi các bạn phải có khả năng quản lý thời gian tốt để đảm bảo các công việc được thực hiện đúng tiến độ và đúng chất lượng.
 - Sức khỏe tốt và sự kiên trì: Vì đây là ngành có tính chất làm việc với các sản phẩm thực phẩm, do đó bạn cần có sức khỏe tốt và sự kiên trì để làm việc hiệu quả.

Tại sao nên chọn ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia với môi trường học tập năng động, hiện đại, nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Học viện luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, học tập, giải trí của sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, bao gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hợp thể thao… Đặc biệt, năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 54.2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và người học. Nhờ đó, sinh viên Học viện nói chung, sinh viên ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm ra đời trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học CORK của Cộng hòa Ailen với Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sinh viên ngành này được học tập/nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến như: Úc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc…

Ngoài giờ học lý thú trên lớp và phòng thí nghiệm, sinh viên được tham quan, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phân phối thực phẩm như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty Tribeco, Công ty xuất nhập khẩu rau quả GOC, Công ty sữa Nutricare, Công ty Thạch rau câu Long Hải, Trung tâm thương mại Aeon Mall…

Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức xét tuyển

HVN

HVN10

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa Học, Sinh học

D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng

– Xét học bạ

– Xét tuyển kết hợp

– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939

Website: www.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn