1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Science and Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học... Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Nguồn nhân lực của ngành công nghệ thực phẩm cũng đang có xu hướng tăng mạnh do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các nhà máy sản xuất, chế biến với các dây chuyền hiện đại sẽ thay thế cho quy trình thô trước đây. Từ đó đòi hỏi một lực lượng nhân lực chuyên môn cao, có năng lực làm việc tốt. Vì vậy chuyên ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai.
2. Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Mã trường: HVN
- Mã nhóm ngành: HVN10
- Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:
· A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
· B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
· D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
· D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
3. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm lớn cùng mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể:
- Chuyên viên QC, QA, RD, quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp sơ chế, chế biến thực phẩm;
- Nhà quản lý, chuyên gia tư vấn tại các cơ sở sơ kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm, nông sản, phụ gia thực phẩm…
- Nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch…
- Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước và quốc tế về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, thủy hải sản, dinh dưỡng người…
4. Những tố chất cần phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm
Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần có những tố chất cần thiết như:
· Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích;
· Đam mê công nghệ và nghiên cứu;
· Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;
· Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao;
· Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
· Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đòi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.
· Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.
· Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.