Ngày 04 tháng 3 năm 2001, Khoa Công nghệ thực phẩm chính thức được thành lập theo QĐ số: 1164/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 3 bộ môn đầu tiên là Công nghệ Sau thu hoạch, Hóa sinh - Dinh dưỡng và Công nghệ Chế biến Thực phẩm. Năm 2004 và năm 2015 bổ sung thêm 02 bộ môn và có sự thay đổi tên một số bộ môn khác cho phù hợp với tình hình thực tế. Năm bộ môn hiện có bao gồm: Bộ môn Hoá sinh – Công nghệ sinh học thực phẩm, Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch, Bộ môn Công nghệ Chế biến, Bộ môn Thực phẩm – Dinh dưỡng và Bộ môn Quản lý chất lượng & An toàn thực phẩm. Ban đầu, Khoa được sắp xếp ở Khu nhà E, có 8 phòng thực tập, 01 phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực phẩm, 01 phòng máy tính và thư viện. 

Chặng đường hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa CNTP không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề, bậc học đào tạo. Từ lúc chỉ đào tạo đại học ngành Bảo quản chế biến nông sản (hiện đổi thành Công nghệ sau thu hoạch), nay đã được bổ sung thêm ngành Công nghệ thực phẩm, ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm. Đã mở đào tạo Cao học ngành Công nghệ Sau thu hoạch từ năm 2007. Trong năm 2013, Khoa tiếp tục mở lớp đào tạo đại học chuyên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới chuyên ngành đào tạo thạc sỹ quốc tế về Quản lý chất lượng và Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua, Khoa đã đào tạo ra trường gần 15.000 kỹ sư ngành Bảo quản – Chế biến nông sản, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm. Trong những năm gần đây, nhu cầu sinh viên theo học các ngành này của Khoa tăng cao. Hiện có gần 2000 sinh viên đại học, học viên cao học đang học tập tại Khoa.

Hiện Khoa Công nghệ thực phẩm có hơn 40 cán bộ viên chức và lao động hợp đồng trong đó có 05 Phó giáo sư, 21 tiến sỹ, 18 thạc sỹ, 4 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên phần lớn được đào tạo, học tập ở những nước tiên tiến. Kỹ thuật viên và nhân viên văn phòng đều có trình độ thạc sỹ và kỹ sư.

leftcenterrightdel
 Tòa nhà Khoa Công nghệ thực phẩm

Đầu năm 2023, Khoa CNTP đã được tiếp quản và đưa vào sử dụng tòa nhà làm việc mới từ Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng quản trị đại học với mục tiêu cụ thể như sau:

·         Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành;

·         Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và khu vực;

·         Mục tiêu 3: Tăng cường quản trị đại học, thực hiện hiệu quả tự chủ đại học;

·         Mục tiêu 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo và quản trị đại học.

Sau một năm đi vào hoạt động, đánh giá tác động từ những kết quả đầu tư dự án mang lại cho thấy nhu cầu và nguồn lực đầu tư giúp nâng cao chất lượng đại học hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với các trường đại học tự chủ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Khoa CNTP nói riêng được tăng cường cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tòa nhà làm việc của Khoa hiện nay khang trạng, rộng rãi với 08 phòng thực hành, 05 phòng nghiên cứu chuyên sâu và 06 phòng chức năng gồm phòng làm việc cho giảng viên, phòng làm việc cho người học và thư viện đảm bảo cho giảng viên và người học điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong quá trình giảng dạy và học tập. Bên cạnh tòa nhà làm việc mới được đầu tư, Khoa cũng đã đc tiếp nhận 118 thiết bị trong khuôn khổ dự án. Các thiết bị đã góp phần cải thiện chất lượng những bài thực hành. Nhiều thiết bị lần đầu tiên được trang bị góp phần thúc đẩy nghiên cứu mới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, phân tích mới, sáng tạo cho các nhà nghiên cứu.

leftcenterrightdel
 Phòng thực hành khang trang, rộng rãi đầy đủ thiết bị

Khoa Công nghệ thực phẩm