1. Giới thiệu chung về Bộ môn Công nghệ chế biến thực phẩm

Bộ môn Công nghệ chế biến thực phẩm là một trong 5 Bộ môn trực thuộc Khoa được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp I số 1014/QĐ-TCCB, ngày 20/11/2001. Việc thành lập Bộ môn nhằm phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được định hướng một các rõ nét trong lĩnh vực Công nghệ chế biến, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.

2. Đội ngũ cán bộ

Bộ môn hiện có 07 giảng viên: 01 PGS, 04 Tiến sĩ, 01 Nghiên cứu sinh, 01 Thạc sỹ, và 01 KTV

STT

Họ và tên

Học hàm học vị

Chức vụ

1

Trần Thị Định

Phó Giáo sư,Tiến sĩ, giảng viên cao cấp

Trưởng Bộ môn

2

Vũ Thị Hạnh

Tiến sĩ, giảng viên

Phó Trưởng Bộ môn

3

Giang Trung Khoa

Tiến sĩ, Giảng viên chính

Trưởng Ban CTCT & CSV, Giảng viên

4

Đinh Thị Hiền

Tiến sĩ, giảng viên

Giảng viên

5

Trần Thị Thu Hằng

Tiến sĩ, giảng viên

Giảng viên

6

Nguyễn Thị Quyên

Nghiên cứu sinh, giảng viên

Giảng viên

7

Thân Thị Hương

Thạc sĩ, giảng viên

Giảng viên

8

Nguyễn Thị Huyền

Kỹ sư, giảng viên

Kỹ thuật viên

3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn

·         Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học vững mạnh, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm nhận công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học và trên đại học cho ngành Công nghệ thực phẩm.

·         Giảng dạy 17 học phần bậc đại học và 05 học phần bậc sau đại học có liên quan đến kiến thức nền tảng về công nghệ thực phẩm.

·         Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và của Khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện, Khoa và Bộ môn;

·         Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;

·         Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn.

4. Tác động của Dự án SAHEP

Trong khuôn khổ Dự án Nâng cao chất lượng Giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Bộ môn Công nghệ chế biến được trang bị 44 thiết bị được phân loại theo nhóm sau: (i) nhóm thiết bị công nghệ sử dụng để chế biến các sản phẩm thực phẩm gồm máy nghiền ướt, máy xay, máy trộn bột, máy vò chè, máy sấy lạnh, máy đồng hóa, máy lọc chân không, tủ ấm, thiết bị tiệt trùng, lò nướng, nồi nấu; nồi hấp (ii) nhóm thiết bị phân tích gồm máy ly tâm lạnh, chiết quang kế, tỷ trọng kế, nhiệt kế; (iii) nhóm thiết bị chuẩn bị mẫu gồm máy cất nước,máy khuấy từ, máy lắc, tủ lạnh, tủ lanh đông, bình hút ẩm, cân phân tích, cân kỹ thuật, bếp ga, bếp hồng ngoại, bàn thí nghiệm…

Trong số những thiết bị được trang bị thì hầu hết những máy, thiết bị nhỏ đã đưa vào hoạt động, với tình trạng tốt, góp phần cải thiện chất lượng những bài thực hành thuộc các học phần mà Bộ môn phụ trách và hoạt động nghiên cứu của đề tài, dự án của cán bộ, giảng viên trong Bộ môn, đề tài thực tập tốt nghiệp của sinh viên, và nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học. Tác động cụ thể của dự án như sau:

-       Số lượng đề tài, dự án sử dụng trang thiết bị của dự án SAHEP: 04

-       Số nhóm SVNCKH: 1 nhóm (5 sinh viên)

-       Số tiết thực hành: 378

-       Số lượt sinh viên sử dụng thiết bị cho thực hành môn học: 1,110 tiết

-       Số lượt sinh viên sử dụng thiết bị cho thực tập tốt nghiệp: 1,900 tiết 

Tóm lại, nhờ sự hỗ trợ của dự án SAHEP mà chất lượng những bài thực hành môn học và thực tập tốt nghiệp của sinh viên cũng như các nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trong Bộ môn được nâng cấp rõ rệt. Trong thời gian tới các thiết bị công nghệ ở quy mô thực nghiệm như máy nghiền ướt, máy trộn bột, máy vò chè, máy sấy lạnh, máy đồng hóa, thiết bị tiệt trùng, lò nướng, nồi nấu; nồi hấp... được vận hành thành thạo thì tác động sẽ còn lớn hơn nữa do giảng viên và sinh viên có cơ hội được tiếp cận với dây chuyền quy mô bán công nghiệp và có thể sử dụng để sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm thực phẩm.